Nhập trạch là gì – Tìm hiểu về nhập trạch trong xây dựng nhà ở

Chia sẻ tin này:

Tìm hiểu về nhập trạch trong xây dựng nhà ở

Nhập trạch là một trong những nghi thức tâm linh không thể thiếu của con người khi xây nhà. Vậy, nhập trạch là gì, những lưu ý trong quá trình nhập trạch và các bước trong thủ tục nhập trạch lấy ngày sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

Thế nào là nhập trạch

Có thể nói từ bao đời nay, nhập trạch đã trở thành một thủ tục quan trọng mà bất kỳ ai khi xây nhà mới cũng đều phải thực hiện. Theo quan niệm của ông cha ta từ xa xưa thì ở mỗi một vùng đất lại có những vị thần cai quản và trấn an phong thủy. Vì thế nhập trạch được xem như là một nghi lễ để báo cáo cho thần thổ địa cũng như các vị quan cai quản khu đất mà gia đình bạn sẽ chuyển tới ở để mong các ngài phù hộ cho gia đình mình.

Nhập trạch nghĩa là gì
Nhập trạch nghĩa là gì

Mục đích của lễ nhập trạch chính là cầu cho các vị thần cai quản đất đai luôn phù hộ cho gia đình gia chủ một cuộc sống bình an, thuận lợi, sức khỏe dồi dào cũng như công việc làm ăn suôn sẻ tại nơi ở mới.

Có cần xem tuổi của gia chủ khi tiến hành thủ tục nhập trạch

Có nên xem tuổi trước khi làm thủ tục nhập trạch tại nơi ở mới là một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Bởi nhiều người có quan điểm rằng chỉ cần làm thủ tục nhập trạch vào bất kỳ ngày nào mà gia chủ chuyển đến ở chứ không cần xem tuổi để tránh mất thời gian.

Tuy nhiên quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Trong bất cứ thủ tục thuộc tâm linh nào thì việc xem ngày cũng được đánh giá là rất quan trọng. Ngày đẹp chính là ngày hợp tuổi với gia chủ và tránh làm thủ tục nhập trạch vào những ngày xấu trong năm. Trong đó ngày xấu nên kiêng kỵ nhập trạch là ngày Dương Công và ngày tốt để nhập trạch nơi ở mới là ngày Các Sao.

Tuyệt đối không được nhập trạch vào những ngày có vận khí đen trong năm như: ngày Tam Nương, Thọ Tử, ngày Dương Công Tự, ngày rằm tháng 7… Bên cạnh đó gia chủ cần nhập trạch vào những ngày hợp mệnh với mình và tránh những ngày thiên can xung khắc với tuổi của gia chủ.

Khi làm lễ nhập trạch nhà mới cần lưu ý những điểm gì

– Trước tiên như đã nói ở trên thì gia chủ cần xem tuổi của mình để chọn ngày lành tháng tốt thì việc nhập trạch mới có hiệu quả. Theo ông cha ta thì nhập trạch vào những ngày đẹp, hợp mệnh với gia chủ. Thì sức khỏe, cuộc sống cũng như công việc sẽ được suôn sẻ, may mắn.

Cúng nhập trạch về nhà mới
Cúng nhập trạch về nhà mới

– Theo phong tục khi chuyển đến ở nhà mới thì tất cả mọi người trong gia đình đều phải tự tay dọn đồ đạc đến nhà mới. Sau khi chuyển xong đồ đạc trong nhà thì mới tiến hành dọn đồ cúng để nhập trạch vào sau.

– Một lưu ý đối với những gia đình đã có con cái đó là người vợ phải cầm một chiếc gương nhỏ với mặt gương soi vào nhà để bước vào nhà đầu tiên. Tiếp theo là gia chủ ( người chồng) sẽ bước vào sau với bát hương tổ tiên trên tay. Cuối cùng mới đến con cái bước vào và vận chuyển những đồ đạc cần thiết trong nhà.

– Làm lễ nhập trạch thì không thể không nhắc đến bài cúng. Theo phong tục thì bài vị cúng gia thần tổ tiên phải được chính tay gia chủ cầm và khấn trước bàn thờ. Còn những thành viên khác trong nhà sẽ cầm tiền theo sau nhằm cầu cho gia đình làm ăn lộc phát. Tuy nhiên ông bà ta cho rằng tuổi hổ là tuổi kiêng kỵ khi làm lễ nhập trạch và dễ đem lại vận đen. Vì thế nếu trong gia đình có thành viên nào tuổi hổ thì tuyệt đối không được tham gia lễ cúng.

– Gia chủ nên làm lễ nhập trạch vào buổi sáng và lúc giữa trưa, đặc biệt là không nên nhập trạch khi mặt trời đã lặn. Vì buổi tối chính là lúc  nhiều vong linh xấu có thể quấy phá nghi thức làm lễ của gia đình bạn.

Cần thực hiện những bước nào khi tiến hành thủ tục nhập trạch

Thủ tục nhập trạch lấy ngày bao gồm 3 bước sau:

– Bước 1: Trước tiên là khâu chuẩn bị, gia chủ cần mang một bếp bằng than củi vào nhà và đặt ở vị trí chính giữa lối ra vào. Sau đó là mở toàn bộ các cửa ( bao gồm cửa sổ ) để cho căn nhà trở nên thông thoáng và hãy nhớ bật sáng tất cả các đèn trong nhà.

Tiếp theo đó gia chủ sẽ là người cầm bát hương Thổ Địa để bước qua bếp than củi mà mình đã chuẩn bị. Tuy nhiên có một lưu ý là chân trái phải bước trước và tương tự với những thành viên khác trong nhà.

– Bước 2: Để thủ tục nhập trạch đầy đủ nhất thì gia chủ phải sắm lễ để cúng ông bà gia tiên cũng như cúng thổ địa trong ngày đầu tiên dọn đến nơi ở mới. Theo phong tục thì gia chủ cần chuẩn bị 3 mâm lễ bao gồm: mâm thứ nhất có hương, nến, hoa; mâm thứ hai là trái cây và mâm lễ thứ ba là một mâm cơm có các món mặn.

Ba mâm lễ này được đặt ở nơi làm lễ nhập trạch lấy ngày và gia chủ sẽ là người đọc văn khấn. Nên nhớ, gia chủ cần phải khấn 2 bài trong đó bao gồm bài cúng ông bà gia tiên và bài cúng cho vị thần thổ địa. sau đó gia chủ sẽ là người châm lửa và thắp bếp than mà mình đã chuẩn bị để đun nước. Ông bà ta cho rằng đây chính là bước để khai bếp và mang hơi ấm đến cho căn nhà.

Chuẩn bị mâm lễ cúng nhập trạch
Chuẩn bị mâm lễ cúng nhập trạch

– Bước 3: Sau khi thực hiện xong 2 bước trên thì gia chủ cần phải ngủ tại nhà mới một đêm thì mới coi như đã hoàn thành thủ tục nhập trạch. Bởi nhiều người chỉ làm thủ tục nhập trạch vào ngày hợp tuổi chứ họ chưa đến ở luôn. Vì thế chỉ cần gia chủ ngủ lại nhà mới một hôm, còn những thành viên khác thì không cần thiết phải ở lại.

Có thể nói, nhập trạch lấy ngày là một thủ tục có ý nghĩa rất quan trọng đối với những người chuyển đến nơi ở mới. Vì thế bạn cần tìm hiểu kỹ những thủ tục và các bước cần làm khi tiến hành lễ nhập trạch để cầu mong các vị thần phù hộ cho gia đình mình có cuộc sống bình an, may mắn tại nơi ở mới nhé!

Hits: 0

Chia sẻ tin này:

Có thể bạn quan tâm